Thủ tục giải thể chi nhánh – hotline: 1900633268
Giải thể có phải là chấm dứt hoạt động không?
Giải thể chi nhánh của doanh nghiệp là gì?
Thủ tục và các quy định của Nhà nước liên quan đến giải thể chi nhánh như thế nào?
Bài viết dưới đây của Luật Hoàng Đức hy vọng sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.
Tổng quan về bài viết
1. Giải thể chi nhánh là gì?
Khi việc duy trì hoạt động chi nhánh công ty là không cần thiết hoặc không hiệu quả thì có thể tiến hành thủ tục giải thể chi nhánh công ty.
Giải thể chi nhánh là cách gọi thông thường, tuy nhiên, thuật ngữ luật học là chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Căn cứ vào Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc chấm dứt hoạt động chi nhánh quy định như sau:
- Chi nhánh của doanh nghiệp được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó hoặc theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh bị chấm dứt hoạt động liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh
Lưu ý về việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có chi nhánh đã chấm dứt hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và tiếp tục sử dụng lao động hoặc giải quyết đủ quyền lợi hợp pháp cho người lao động đã làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ chấm dứt hoạt động chi nhánh
Việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh có thể xuất phát từ các căn cứ sau:
- Doanh nghiệp chủ động muốn chấm dứt hoạt động của chi nhánh;
- Theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh
Thành phần hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh bao gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (Phụ lục II-20, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
- Quyết định của doanh nghiệp về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán, gồm cả nợ thuế của chi nhánh và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động và quyền lợi tương ứng hiện hành của người lao động;
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh;
- Con dấu của chi nhánh (nếu có);
- Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động quy định tại Phụ lục II-17 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT (trường hợp chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế của chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương).
4. Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh
Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh như sau:
Bước 1: Trước khi thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh thì chi nhánh phải đăng ký chấm dứt hoạt động với Cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh;
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc chi nhánh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của chi nhánh đến Phòng đăng ký kinh doanh.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động chi nhánh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
Lưu ý:
Đối với việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chính thức chấm dứt hoạt động chi nhánh ở nước ngoài, doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
5. Thời gian chấm dứt hoạt động chi nhánh
5.1 Đối với chấm dứt hoạt động chi nhánh tại cơ quan thuế
Thời hạn: trong vòng 02 ngày làm việc cơ quan thuế chuyển trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống đăng ký thuế.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho người nộp thuế.
5.2 Chấm dứt hoạt động chi nhánh tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh.
6. Lệ phí chấm dứt hoạt động chi nhánh
Theo pháp luật hiện hành, có 3 hình thức nộp hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, bao gồm:
Thứ nhất, đối với việc đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh trực tiếp: Người nộp hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh nộp lệ phí đăng ký tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký. Lệ phí đăng ký giải thể chi nhánh có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh (Lệ phí: 50.000 đồng).
Thứ hai, đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Lệ phí: 0 đồng).
Thứ ba, nộp hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh qua dịch vụ bưu chính (Lệ phí: 50.000 đồng).
7. Dịch vụ chấm dứt hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp – Luật Hoàng Đức
Việc thực hiện các thủ tục liên quan đến giải thể chi nhánh cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện khi không nắm vững các quy định của pháp luật.
Bởi vậy để tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp cũng như tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có thì Luật Hoàng Đức chính là đơn vị có thể tư vấn, hỗ trợ giúp bạn thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh một cách dễ dàng.
Ngoài ra, với Luật Hoàng Đức hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở việc khách hàng đối với giải thể chi nhánh mà còn tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi doanh nghiệp muốn quay trở lại kinh doanh.
Khi bạn sử dụng dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các thủ tục theo yêu cầu, theo ủy quyền của các bạn.
Luật Hoàng Đức luôn làm việc tận tâm và chu đáo, là đơn vị uy tín được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để đồng hành.
Trên đây là các thông tin tư vấn về quy định của pháp luật Hoàng Đức đối với việc thực hiện thông báo giải thể của chi nhánh.
Chúng tôi mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Hoàng Đức qua HOTLINE 1900633268.
Trân trọng.
Bài viết liên quan
- Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Và Những Quy Định Pháp Lý Cần Lưu Ý
- Quy Định Pháp Lý Về Thủ Tục Nuôi Con Nuôi Trong Nước Mới Nhất
- Nếu Có Thai Phụ Nữ Có Được Hoãn Thi Hành Án Phạt Tù Không?
- Thế Nào Được Xem Là Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng?
- Tội Phạm Về Ma Túy Theo Quy Định Pháp Luật Mới Nhất
- Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất Năm 2024
- Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam: Quy Định Pháp Lý Hiện Hành
- Án Treo Là Gì? Người Hưởng Án Treo Có Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú Không?
- Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mua Và Bán
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Theo Quy Định Hiện Hành
Bài viết mới
- Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Và Những Quy Định Pháp Lý Cần Lưu Ý
- Quy Định Pháp Lý Về Thủ Tục Nuôi Con Nuôi Trong Nước Mới Nhất
- Nếu Có Thai Phụ Nữ Có Được Hoãn Thi Hành Án Phạt Tù Không?
- Thế Nào Được Xem Là Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng?
- Tội Phạm Về Ma Túy Theo Quy Định Pháp Luật Mới Nhất
- Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất Năm 2024
- Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam: Quy Định Pháp Lý Hiện Hành
- Án Treo Là Gì? Người Hưởng Án Treo Có Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú Không?
- Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mua Và Bán
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Theo Quy Định Hiện Hành
- Đương Nhiên Được Xóa Án Tích Và Các Quy Định Pháp Luật Hiện Hành
- Các Loại Hình Phạt Trong Luật Hình Sự Và Nguyên Tắc Áp Dụng
Nhiều lượt quan tâm
Chuyên mục
- Tư vấn luật
- TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ- HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ – HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI MIỄN PHÍ – HOTLINE: 1900633268
- Địa chỉ tòa án nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hà Đông
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Ba Đình
- Địa chỉ tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Long Biên
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Đống Đa