Vi phạm hợp đồng và các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
Với mong muốn giúp người dân tránh hoặc giảm thiểu được những rủi ro pháp lý trong quan hệ dân sự, Luật Quang Huy đã triển khai đường dây nóng tư vấn về vấn đề này. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho Luật sư qua Tổng đài 1900633268 để được tư vấn miễn phí 24/7.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chính là cách thức cơ bản để các chủ thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong đời sống.
Tuy nhiên, giao kết này có thực sự mang lại hiệu quả tích cực hay không phụ thuộc phần lớn vào thái độ của các bên khi thực hiện hợp đồng.
Trên thực tế, không ít trường hợp vì vi phạm hợp đồng đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được.
Thậm chí, nó còn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng dân sự.
Vậy vi phạm hợp đồng là gì? Có những biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng nào?
Qua bài viết sau đây Tổng đài Luật Hoàng Đức sẽ giải thích và làm rõ vấn đề này.
Tổng quan về bài viết
1. Vi phạm hợp đồng là gì?
Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.
2. Phân loại vi phạm hợp đồng
2.1 Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết
Dạng vi phạm này được biểu hiện như sau:
- Không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.
- Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.
2.2 Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Dạng vi phạm này được biểu hiện như sau:
- Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng, chủ thể.
- Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức của hợp đồng đã được pháp luật quy định.
- Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm.
- Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
- Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực.
3. Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam quy định hai hình thức chịu trách nhiệm pháp lý của hành vi này là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
3.1 Phạt vi phạm hợp đồng
Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng.
Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm.
Việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
Mức phạt vi phạm hợp đồng có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Tuy nhiên, cần lưu ý Điều 301 Luật Thương mại 2005 có quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt vi phạm hợp đồng đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai.
3.2 Bồi thường thiệt hại
Ngoài phạt vi phạm hợp đồng, khi có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại còn có thể yêu cầu bên vi phạm gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại.
Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:
1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
3. Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ các trường hợp sau:
- Do các bên chủ thể thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại.
- Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.
Nếu như phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước, đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại của người có quyền bao gồm cả thiệt hại về vật chất (xác định dựa trên các tổn thất thực tế) và tổn thất về tinh thần (Tòa án xác định trên căn cứ nội dung vụ việc).
Đồng thời, người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.
4. Một số biện pháp xử lý hành vi vi phạm hợp đồng
Mục lục bài viết
4.1 Biện pháp thương lượng – hòa giải
Xuất phát từ một đặc tính quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thống nhất ý chí giữa các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.
Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả sẽ là giải pháp tốt nhất cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng,… và làm hài lòng các bên tranh chấp.
4.2 Biện pháp đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng
Nếu biện pháp thương lượng – hòa giải không đem lại hiệu quả thì đơn phương hủy bỏ hợp đồng sẽ là biện pháp xử lý vi phạm cần thiết.
Biện pháp này nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm.
Trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.
4.3 Biện pháp yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Tòa án và Trọng tài thương mại là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên bị vi phạm.
Cho nên nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng đối với tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình trong thời gian luật định.
Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.
4.4 Biện pháp yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự
Nếu có đủ cơ sở xác định bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, thì các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ:
- Khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án;
- Buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.
5. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Thương mại 2005
Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về vấn đề Vi phạm hợp đồng và biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng.
Nếu còn gì thắc mắc hay chưa rõ bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn luật dân sự qua HOTLINE 1900633268 của Luật Hoàng Đức để được hỗ trợ cụ thể.
Trân trọng./.
Bài viết liên quan
- Thủ tục sang tên sổ đỏ: Hướng dẫn chi tiết cho người mua và bán
- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân theo quy định hiện hành
- Đương nhiên được xóa án tích và các quy định pháp luật hiện hành
- Các loại hình phạt trong luật hình sự và nguyên tắc áp dụng
- Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Thời hiệu truy cứu là bao lâu?
- Loại trừ trách nhiệm hình sự: Những trường hợp cần biết
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự
- Những điều cần biết về vai trò của luật sư trong vụ án hình sự
- Ý nghĩa của chứng cứ trong vụ án hình sự
- Thời gian tạm giữ trong vụ án hình sự là bao lâu?
Bài viết mới
- Thủ tục sang tên sổ đỏ: Hướng dẫn chi tiết cho người mua và bán
- Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân theo quy định hiện hành
- Đương nhiên được xóa án tích và các quy định pháp luật hiện hành
- Các loại hình phạt trong luật hình sự và nguyên tắc áp dụng
- Truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Thời hiệu truy cứu là bao lâu?
- Loại trừ trách nhiệm hình sự: Những trường hợp cần biết
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại trong tố tụng hình sự
- Những điều cần biết về vai trò của luật sư trong vụ án hình sự
- Ý nghĩa của chứng cứ trong vụ án hình sự
- Thời gian tạm giữ trong vụ án hình sự là bao lâu?
- Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự là gì?
- Giá thuê luật sư và các dịch vụ pháp lý tại Luật Hoàng Đức
Nhiều lượt quan tâm
Chuyên mục
- Tư vấn luật
- TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ- HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ – HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI MIỄN PHÍ – HOTLINE: 1900633268
- Địa chỉ tòa án nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hà Đông
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Ba Đình
- Địa chỉ tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Long Biên
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Đống Đa