Hướng dẫn thủ tục phá sản doanh nghiệp – hotline: 1900633268
Giải thể hay phá sản đều là những thủ tục pháp lý phức tạp của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Nếu bạn cần Luật sư hỗ trợ khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, vui lòng gọi Hotline 1900.633268 (trong giờ hành chính) hoặc số điện thoại 0844448866 (ngoài giờ hành chính) để được tư vấn miễn phí. Trân trọng.
Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ, hay chi trả lương cho nhân viên thì việc phải thực hiện thủ tục phá sản là điều không thể tránh khỏi.
Vậy phá sản là gì, ai là người có quyền yêu cầu doanh nghiệp tuyên bố phá sản, thẩm quyền và thủ tục giải quyết được tiến hành ra sao?
Qua bài viết dưới đây, Luật Hoàng Đức xin giới thiệu đến bạn thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Tổng quan về bài viết
1. Phá sản là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014:
“Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Như vậy một doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị coi là phá sản khi xảy ra đồng thời hai vấn đề:
- Một là, mất khả năng thanh toán.
- Hai là, bị Toà án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
2. Tuyên bố phá sản có lợi gì?
Khi tiến hành tuyên bố phá sản, nhìn từ góc độ kinh tế sẽ là một biện pháp tốt để chấm dứt tình trạng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả của doanh nghiệp.
Việc thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệp sẽ có thể:
- Bảo đảm về vấn đề giải quyết các lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp, người lao động và các chủ nợ của họ một cách công khai, minh bạch và bình đẳng.
- Tạo cho doanh nghiệp thêm một cơ hội để có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nếu còn khả năng có thể phục hồi được.
Đối với doanh nghiệp việc yêu cầu tuyên bố phá sản là một hình thức để thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, cũng như nhằm giải thoát doanh nghiệp khỏi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ không có khả năng thực hiện.
Đối với các chủ nợ và người lao động trong doanh nghiệp, việc yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản là một hình thức để có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ, thanh toán các khoản tiền lương hoặc các nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp chưa chi trả.
3. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu phá sản được quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014 cụ thể như sau:
- Chủ nợ: bao gồm cả chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm một phần.
Đối tượng này có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. - Người lao động, công đoàn cơ sở, trường hợp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì đoàn cấp trên trực tiếp có thể đứng ra đại diện:
Những người này có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp bị doanh nghiệp nợ lương.
Tức là đã hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương hoặc các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã: nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh: nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông trong công ty cổ phần sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định. - Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Điều kiện để doanh nghiệp tuyên bố phá sản
Có hai điều kiện để doanh nghiệp tuyên bố phá sản đó là:
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Toà án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Để Toà án tuyên bố doanh nghiệp phá sản thì doanh nghiệp đó phải thực sự mất khả năng thanh toán các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản mà không có khả năng phục hồi.
Cụ thể, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì có thể yêu cầu Toà án thực mở thủ tục tuyên bố phá sản. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán được hiểu là:
- Doanh nghiệp không có tài sản để thanh toán các khoản nợ.
- Doanh nghiệp có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
5. Thẩm quyền giải quyết phá sản
Hiện nay, thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc về Toà án nhân dân các cấp và được quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2014, chia cho 2 cấp là:
- Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
- Tòa án nhân dân các quận, huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện).
Theo đó thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã trên địa bàn của Tòa án được quy định cụ thể như sau:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vụ việc:
- Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh khác nhau.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc các tỉnh khác nhau.
- Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện mà do tính chất phức tạp của vụ việc phải chuyển giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh để giải quyết.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố trên địa bàn của mình và không thuộc trường hợp Luật quy định thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh.
6. Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Mục lục bài viết
6.1 Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Khi yêu cầu Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản, những đối tượng có quyền hoặc nghĩa vụ yêu cầu Toà án mở thủ tục phá sản phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
6.2 Bước 2: Tòa án nhận đơn
Trong khoảng thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cần mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ tiến hành phân công Thẩm phán hoặc thành lập Tổ Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
6.3 Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công giải quyết vụ việc tuyên bố phá sản, Thẩm phán phải xem xét đơn yêu cầu và xử lý như sau:
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản về việc nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ những trường hợp không phải nộp, tạm ứng lệ phí, chi phí phá sản.
- Trường hợp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đủ các nội dung theo quy định thì Thẩm phán thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn.
- Nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì chuyển đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
- Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Việc thông báo việc xử lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải bằng văn bản trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, gửi cho người nộp đơn và doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán biết.
6.4 Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản, trừ trường hợp thực hiện tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Trường hợp cần thiết, trước khi ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có thể triệu tập phiên họp với sự tham gia của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cá nhân, tổ chức có liên quan để xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
6.5 Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Hội nghị Chủ nợ được Thẩm phán tiến hành triệu tập và chủ trì. Thông thường sau 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản Thẩm phán sẽ tiến hành triệu tập Hội nghị chủ nợ.
Trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ thì Thẩm phán tiến hành triệu tập Hội nghị chủ nợ ngay khi lập xong danh sách chủ nợ.
Trừ trường hợp Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 105 Luật phá sản 2014 thì sẽ không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ.
6.6 Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn không có khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
6.7 Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Sau khi có Quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản của Toà án, các bên sẽ tiến hành thực hiện việc thanh lý tài sản phá sản và phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
7. Thứ tự ưu tiên thanh toán khi doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã được ưu tiên thanh toán theo thứ tự sau:
- Đầu tiên, chi phí phá sản cho Toà án.
- Thứ hai, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp và người lao động đã ký kết.
- Thứ ba, khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Thứ tư, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định trên mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
- Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần.
- Thành viên của Công ty hợp danh.
Trường hợp giá trị tài sản không đủ để thanh toán các chi phí theo quy định thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
8. Trường hợp bị đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản mà trong thời gian giải quyết, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
Việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản được quy định tại Điều 86 Luật phá sản 2014 cụ thể như sau:
- Khi Toà án quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản chưa nộp lệ phí hoặc thuộc trường hợp không phải nộp lệ phí..
- Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:
- Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
- Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.
9. Thời gian thực hiện thủ tục phá sản là bao lâu?
Thời gian thực hiện thủ tục phá sản được quy định như sau:
- Phân công Thẩm phán hoặc thành lập Tổ thẩm phán để thụ lý đơn: 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn.
- Thông báo cho đương sự về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong 03 ngày làm việc.
- Ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản: 30 ngày kể từ ngày toà án thụ lý hồ sơ.
- Niêm yết danh sách chủ nợ, người mắc nợ: 60 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
- Hội nghị chủ nợ: 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ.
Như vậy thông thường thời gian thực hiện thủ tục phá sản tại Toà án có thể kéo dài từ 4 đến 6 tháng tuỳ theo mức độ phức tạp của vụ việc.
10. Lệ phí phá sản là bao nhiêu tiền?
Khi yêu cầu mở thủ tục phá sản thì người nộp đơn phải tiến hành nộp lệ phí.
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện hành là 1,500,000 đồng (Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
Ngoài ra có những trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án đó là:
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
11. Dịch vụ phá sản doanh nghiệp – Luật Hoàng Đức
Hiện nay để thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản về lý thuyết không phải là quá khó.
Tuy nhiên đối với một người không chuyên trong lĩnh vực này thì cũng có thể gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện.
Bởi vậy để tiết kiệm thời gian cho bạn cũng như tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có thì Luật Hoàng Đức chính là đơn vị có thể giúp bạn thực hiện dịch vụ phá sản doanh nghiệp một cách dễ dàng.
Luật Hoàng Đức hỗ trợ khách hàng không chỉ dừng lại ở khâu tư vấn mà chúng tôi còn có thể hỗ trợ khách hàng trong việc soạn thảo hồ sơ, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, và hỗ trợ các thủ tục pháp lý khác tại Toà án, và sẵn sàng thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ pháp lý với các doanh nghiệp phục hồi sau phá sản.
Nội dung dịch vụ tư vấn phá sản doanh nghiệp của Luật Hoàng Đức:
- Tư vấn các quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp:
- Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp có thể bị lâm vào tình trạng phá sản.
- Tư vấn các thủ tục phá sản doanh nghiệp, gồm:
- Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản.
- Phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Thanh lý tài sản, các khoản nợ.
- Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
- Tư vấn về việc lựa chọn đúng Toà án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản.
- Tư vấn về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
- Tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tư vấn về việc Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
- Tư vấn về việc nộp Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản.
- Tư vấn về việc trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản của Toà Án
- Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp.
- Tư vấn thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
- Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản.
- Tư vấn về việc tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản..
- Và các nội dung khác có liên quan đến thủ tục phá sản.
Sau khi tiếp nhận chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn hoàn thiện hồ sơ thực hiện phá sản doanh nghiệp:
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản pháp lý liên quan thủ tục mở phá sản.
- Tư vấn quyết toán thuế, các nghĩa vụ tài chính, tư vấn đàm phán thanh lý hợp đồng (lao động và thương mại).
- Tư vấn định giá trị tài sản và giá trị doanh nghiệp.
- Tư vấn, hỗ trợ thỏa thuận thanh lý hợp đồng và các giao dịch.
Đồng thời Luật Hoàng Đức cũng sẵn sàng đại diện khách hàng tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý cần để nộp hồ sơ, mở thủ tục phá sản, làm việc với với cơ quan chức năng để mang lại kết quả nhanh chóng, thuận tiện cho bạn nhất có thể.
12. Cơ sở pháp lý
- Luật Phá sản 2014.
- Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề Thủ tục phá sản mà bạn phải biết. Qua bài viết, chúng tôi mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này hơn.
Nếu còn điều gì vướng mắc cần hỗ trợ thêm, các bạn có thể liên hệ đến Tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp trực tuyến của Luật Hoàng Đức qua HOTLINE 1900633268.
Xin chân thành cảm ơn./.
Bài viết liên quan
- Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Và Những Quy Định Pháp Lý Cần Lưu Ý
- Quy Định Pháp Lý Về Thủ Tục Nuôi Con Nuôi Trong Nước Mới Nhất
- Nếu Có Thai Phụ Nữ Có Được Hoãn Thi Hành Án Phạt Tù Không?
- Thế Nào Được Xem Là Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng?
- Tội Phạm Về Ma Túy Theo Quy Định Pháp Luật Mới Nhất
- Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất Năm 2024
- Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam: Quy Định Pháp Lý Hiện Hành
- Án Treo Là Gì? Người Hưởng Án Treo Có Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú Không?
- Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mua Và Bán
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Theo Quy Định Hiện Hành
Bài viết mới
- Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Và Những Quy Định Pháp Lý Cần Lưu Ý
- Quy Định Pháp Lý Về Thủ Tục Nuôi Con Nuôi Trong Nước Mới Nhất
- Nếu Có Thai Phụ Nữ Có Được Hoãn Thi Hành Án Phạt Tù Không?
- Thế Nào Được Xem Là Vượt Quá Giới Hạn Phòng Vệ Chính Đáng?
- Tội Phạm Về Ma Túy Theo Quy Định Pháp Luật Mới Nhất
- Quy Trình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Mới Nhất Năm 2024
- Hôn Nhân Đồng Giới Tại Việt Nam: Quy Định Pháp Lý Hiện Hành
- Án Treo Là Gì? Người Hưởng Án Treo Có Được Rời Khỏi Nơi Cư Trú Không?
- Thủ Tục Sang Tên Sổ Đỏ: Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Người Mua Và Bán
- Quyền Và Nghĩa Vụ Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Theo Quy Định Hiện Hành
- Đương Nhiên Được Xóa Án Tích Và Các Quy Định Pháp Luật Hiện Hành
- Các Loại Hình Phạt Trong Luật Hình Sự Và Nguyên Tắc Áp Dụng
Nhiều lượt quan tâm
Chuyên mục
- Tư vấn luật
- TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP MIỄN PHÍ- HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ – HOTLINE: 1900633268
- TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI MIỄN PHÍ – HOTLINE: 1900633268
- Địa chỉ tòa án nhân dân Cấp Cao tại Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hà Đông
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Ba Đình
- Địa chỉ tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Long Biên
- Địa chỉ tòa án nhân dân quận Đống Đa